Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow, lý thuyết dow là gì, tầm quan trọng của lý thuyết dow, nguồn gốc của lý thuyết Dow, Các nguyên tắc cơ bản củ
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu xem lý thuyết dow là gì, tầm quan trọng của lý thuyết dow trong giao dịch
Lý thuyết Dow là gì |
Có thể bạn chưa biết, phần lớn những gì được gọi là phân tích kỹ thuật ngày nay đều bắt nguồn từ quan điểm của Charles Dow – nhà sáng lập Dow Jones & Company vào giai đoạn chuyển đổi giữa hai thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
Những quan điểm này còn được biết đến với tên gọi “Lý thuyết Dow”. Bất chấp những tiến bộ của công nghệ phức tạp cũng như sự phát triển của rất nhiều chỉ báo kỹ thuật mới, lý thuyết Dow vẫn được công nhận và sử dụng bởi phần lớn các nhà phân tích kỹ thuật. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc của lý thuyết Dow cũng như các nguyên tắc cơ bản của nó tạo nền tảng cho phân tích kỹ thuật ngày nay.
Giới thiệu về lý thuyết Dow
Vào ngày 3 tháng 7 năm 1884, Dow cho công bố chỉ số trung bình chứng khoán đầu tiên bao gồm giá đóng cửa của 11 loại cổ phiếu: 9 công ty đường sắt và 2 công ty sản xuất. Dow cho rằng 11 loại cổ phiếu này là sự thể hiện của tình hình nền kinh tế quốc gia. Năm 1897, con số này tiếp tục tăng lên với chỉ số chứng khoán của 12 công ty công nghiệp và 20 công ty đường sắt. Năm 1928, chỉ số công nghiệp đã phát triển thành 30 loại cổ phiếu chứng khoán và đây cũng chính là con số hiện nay.Dow đã ứng dụng lý thuyết của mình vào các chỉ số trung bình của thị trường chứng khoán mà ông đã tạo ra với tên gọi chỉ số Công nghiệp và chỉ số Đường sắt. Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết phân tích của ông Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính đều có thể được áp dụng cho các loại chỉ số trung bình của tất cả thị trường.
Năm 1984, nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Dow công bố chỉ số chứng khoán, Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association – MTA) đã trao giải bạc Gorham cho công ty Dow Jones & Co. công nhận sự đóng góp tột bậc của Charles Dow cho lĩnh vực phân tích đầu tư.
Chỉ số Dow – nguyên mẫu đầu tiên của những gì được xem là công cụ hàng đầu trong việc đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán – vẫn luôn là công cụ thiết yếu đối với các nhà phân tích kỹ thuật thị trường suốt 80 năm sau ngày mất của ông.
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
1. Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứThị trường phản ánh tất cả các yếu tố có ảnh hưởng chung đến cung cầu. Những thông tin như lạm phát, dữ liệu lãi suất, báo cáo tài chính từ quá khứ cho tới hiện tại cũng như cảm xúc của nhà đầu tư đều có thể gây ảnh hưởng tới thị trường và được phản ánh trong giá của cổ phiếu hay chỉ số. Mặc dù không thể dự đoán được những sự kiện như động đất hay thiên tai, nhưng thị trường lại có thể phản ánh những sự cố này bằng cách tác động gần như là lập tức đến giá cả.
Theo Dow, nhà giao dịch có thể sử dụng những thông tin này để dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Khi mọi thứ thay đổi, thị trường buộc phải điều chỉnh cùng với giá để phản ánh theo những thông tin thay đổi đó. Rất nhiều nhà giao dịch chỉ cần nhìn vào biến động giá cũng có thể xác định được xu thế của thị trường.
Không những vậy, thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, thực tế không phải là điều mới mẻ với nhà giao dịch, vì chúng luôn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào biến động giá, mà không cần nhìn vào các yếu tố khác như chỉ báo chẳng hạn cũng có thể xác định được xu thế thị trường.
2. Thị trường có ba xu hướng chính
Trước khi bàn luận về sự vận hành của các xu hướng, chúng ta phải làm rõ định nghĩa xu hướng của Dow. Dow định nghĩa một xu hướng tăng là khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có chiều hướng đi xuống khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.
Dow cho rằng một xu hướng phải có ba cấp: xu hướng chính hay xu hướng cơ bản (primary), xu hướng trung gian (secondary) và xu hướng nhỏ hay xu huớng ngắn hạn (minor). Ba xu hướng này được ví như thủy triều, sóng và sóng lăn tăn của đại dương. Giai đoạn đầu của xu hướng đại diện cho thủy triều, giai đoạn thứ hai đại diện cho những đợt sóng hình thành nên thủy triều và nhũng xu huớng nhỏ có biểu hiện của những gợn sóng lăn tăn.
Xu hướng chính
Xu hướng chính là chuyển động lớn của thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm hoặc thậm chí là vài năm. Một nhà quan sát có thể xác định được hướng phát triển của thủy triều bằng cách đánh dấu điểm cao nhất của từng đợt sóng liên tiếp. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng trước, tức thuỷ triều đang lên, đại diện cho thị trường tăng giá. Ngược lại, khi đỉnh của các làn sóng liên tiếp giảm dần thì có nghĩa là thủy triều đang rút, đại diện cho thị trường giảm giá.
Xu thế chính tăng sẽ tạo các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. |
Thông thường, về lý thuyết thì xu hướng chính là xu hướng mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá, sau đó nắm giữ đến khi Bull Market (tăng giá) đã thực sự kết thúc và bắt đầu Bear Market (giảm giá). Nhà đầu tư dài hạn sẽ bỏ qua các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường.
Xu hướng trung gian
Giai đoạn thứ hai hay giai đoạn trung gian là sự hiệu chỉnh của xu hướng ban đầu và thường là kéo dài từ ba tuần đến ba tháng. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các thị trường tăng giá; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các thị trường giảm giá. Nhìn chung, những sự hiệu chỉnh này thoái lùi khoảng một phần ba đến hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa, hay 50%
Xu hướng trung gian - Các đỉnh bắt đầu thấp dần đi. |
Xu hướng nhỏ
Theo Dow, xu thế nhỏ (thứ yếu) thông thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian. Để nó tác động vào xu thế chính và trung gian thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.
Xu hướng nhỏ trong lý thuyết DOW |
3. Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn
Dow tập trung vào các xu hướng chủ yếu hay xu hướng chính và ông cho rằng chúng diễn ra theo ba kỳ: kỳ tích lũy (accumulation phase), kỳ thâm nhập vào công chúng (public participation) và giai đoạn phân phối (distribution).
Kỳ tích lũy diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết, chủ động mua các cổ phiếu của công ty, trái ngược với các ý kiến của thị trường. Nếu xu hướng trước đó đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã “tiếp nhận” hết tất cả những tin tức tồi tệ rồi. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều.
Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng các nhà đầu tư trên đã đúng, người ta sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn hai – giai đoạn thâm nhập vào công chúng. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại.
Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá của cổ phiếu; tín hiệu tích cực của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về khối lượng đầu cơ, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán số cổ phiếu của họ ra thị trường, và đây chính là giai đoạn thứ ba của xu hướng – giai đoạn phân phối. Trong suốt giai đoạn cuối cùng này, những nhà đầu tư vấn đã tích lũy ở thời điểm thị trường chạm đáy (là lúc không ai muốn mua vào) bắt đầu phân phối ra bên ngoài.
Trên đây là kiến thức về nguồn gốc của lý thuyết Dow cũng như 3 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow. Những nguyên tắc này là tiền đề cho phương pháp phân tích kỹ thuật mà chúng ta vẫn thường nghe nói trong giao dịch tài chính. Mời bạn đọc thêm 3 nguyên tắc cơ bản khác của lý thuyết Dow phần 2 của bài học.
Nguồn: Investing.vn
COMMENTS